Thực tế, Google Knowledge Graph rất thông dụng, bạn có thể thường thấy những kết quả tìm kiếm tương tự dưới đây:

Nhưng rốt cuộc, Knowledge Graph thực sự là gì? Cách nó vận hành ra sao? Ảnh hưởng tới SEO và cách tạo như thế nào?
Chúng ta hãy tìm hiểu kỹ hơn về bài viết dưới đây:
Knowledge Graph là gì?
Knowledge Graph (Sơ đồ tri thức) là lượng dữ liệu kiến thức khổng lồ được liên kết với nhau (thường được phân loại thành những thực thể, tức Entities), để từ đó, Google có thể cung cấp thông tin chính xác nhất cho mọi loại hình truy vấn. Nói cho dễ hiểu thế này, nếu bạn đã từng tìm kiếm 1 truy vấn nào đó mà không cần phải click vào bất cứ 1 website nào để tìm được câu trả lời thì đó là điều mà Google Knowledge Graph muốn hướng tới, Zero-Click Search.

Một dấu hỏi khá lớn được đặt ra bởi các SEO-wise, rằng nếu người dùng không click vào website của tôi thì SEO có nghĩa lý gì?
Về câu hỏi này, chắc có lẽ bạn cần phải hỏi lại chính bản thân mình, bạn cung cấp thông tin cho người dùng hay cho Google? Riêng Google thì đã quán triệt tư tưởng ngay từ đầu, đó là người dùng. Chưa hết, 1 bài viết hoặc 1 trang đích có thể rank nhiều từ khóa, đâu nhất thiết là chỉ tập trung vào mỗi truy vấn ban đầu.
Vậy thì, cụ thể Google sẽ thu thập thông tin như thế nào? Hay nói cách khác là:
Knowledge Graph hoạt động như thế nào? Tư liệu thực tế từ Google
Để có 1 cái nhìn trực quan nhất, hãy xem hết video dưới đây:
Một câu hỏi được đặt ra là làm sao Google có thể có được những thông tin chuẩn xác đến như thế? Sự thật là, Google luôn tìm kiếm và kiểm định độ tin cậy của dữ liệu.
Riêng về phần của em “Juky San” như hình bên dưới thì không tính:

Trường hợp này đã xuất hiện ở trong quá khứ, khi Google Knowledge Graph bị chỉ trích là cung cấp thông tin không được kiểm chứng hoặc không có các nguồn trích dẫn.
Điều này có nghĩa là người dùng có thể sẽ nhầm lẫn giữa việc thông tin trên Knowledge Graph, hoặc Knowledge Panel là những thông tin chuẩn chỉ nhất, được cập nhật nhanh nhất. Nhưng không, không phải thế, những thông tin họ đọc được có khi chỉ là những thông tin mà Google đã thu thập từ trước, tức có thể nó đã thay đổi ở hiện tại.
Vậy làm sao để tránh trường hợp này? Làm sao mà Google có thể cập nhật Knowledge Graph nhanh nhất? Và chính bạn, bạn có thế giúp Google thay đổi thông tin trong Knowledge Panel như thế nào?
Trước hết, hãy tìm hiểu thêm về Knowledge Panel
Knowledge Graph và Knowledge Panel
Thực tế, đây là 2 khái niệm rất dễ bị nhầm lẫn bởi các SEO-wise.

Có thể nói, Knowledge Graph là một bộ máy vận hành các thông tin dữ liệu và liên kết chúng lại với nhau để cung cấp thông tin cho người dùng một cách trực quan thông qua Knowledge Panel. Cụ thể, những thông tin này có thể kể đến như nghề nghiệp, các tài khoản mạng xã hội, hay là các bộ phim MGK đã từng đóng và các album đã từng release, như hình bên dưới:

Khi hết thông tin về 1 thực thể nhất định, Google sẽ hiện những kết quả liên quan với tiêu đề “Mọi người cũng tìm kiếm”:

Trong đó,
- Casie Colson Baker: Con gái của MGK.
- Megan Fox: Bạn gái của MGK.
- Brian Austin Green: Chồng cũ của Megan Fox, bạn gái của MGK.
- Travis Barker: Đồng nghiệp của MGK.
Well, everything makes sense.
Và đây, mới thực chất là Entity.
Tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu cách thay đổi thông tin trong Knowledge Panel.
Cách thay đổi thông tin trong Knowledge Panel
Để kiểm chứng, bạn có thể xem tweet của mình tại đây, vốn đã được John Muller xác nhận:
Chắc chắn rồi, Knowledge Panel không hề hoàn hảo, như case study ở trên, nó hoàn toàn có thể sai. Bởi lẽ, nó sẽ lấy thông tin từ Wikipedia và website ranking top 1, cho nên là việc sai sót là không tránh khỏi. Điều bạn có thể làm chính là xác nhận chủ sỡ hữu của Knowledge Panel của 1 thực thể, và làm chính xác theo hướng dẫn của Google là được.

Hướng dẫn chi tiết từ Google về cách sửa đổi Knowledge Panel tại đây.
Knowledge Graph ảnh hưởng tới SEO như thế nào?
Về phần này, sơ đồ tri thức chắc chắn đóng 1 vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Nhưng bên cạnh đó, nó cũng có một vài điểm hạn chế bất cập.
Dưới đây là những cách mà Knowledge Graph ảnh hưởng tới SERP nói chung và SEO nói riêng:
Google sẽ hiểu hơn về ý định người dùng (User Intent)
Luôn luôn như thế, Google luôn biến đổi để hiểu thêm về ý định người dùng. Cụ thể, có thể nhắc đến những thuật toán như Google MUM để hiểu hơn về đa ngôn ngữ. Hoặc mới đây nhất là Google Pathway, là một loại AI “tự học” mới đang và sẽ được Google cải tiến. Từ đó, Google có thể thu thập được nhiều dữ liệu hơn để bổ sung vào Knowledge Graph, và nó sẽ luôn biến đổi không ngừng.

Đây, đây chính là minh chứng rõ ràng và đơn giản nhất về Knowledge Graph. Trong ví dụ này, bài hát “One Call Away” của Charlie Puth được ví như là 1 thực thể, tức Entity “sính ngoại” (tại vì Đông Lào không định nghĩa Entity là kiểu này). Khi thấy người dùng tìm kiếm về bài hát này với cụm từ “Superman Cần Thơ” đủ nhiều, có thể nó sẽ được Google đề xuất như bên trên.
Tuy nhiên, đủ nhiều ở đây là bao nhiêu?
Thực sự thì, tôi không biết. Chỉ biết rằng vụ này khá nổi, được nhắc đến khá nhiều trên Google, Youtube, trên các mạng xã hội Facebook hoặc Instagram một thời gian khá dài.
Well, tin khá buồn là chẳng thể nào đo lường được, và nếu có, thì tôi cũng chả rõ. Nên thật tốt khi có ai có thể khai sáng cho tôi ở phần comment bên dưới.
Google có thể hiểu hơn về Voice Search
Về phần này, bạn có thể sử dụng Google Assistant để kiểm tra. Ví dụ:

Cụ thể, khi bạn nói, GA sẽ thu thập thông tin câu nói đó và chuyển thể ra tin nhắn. Tiếp đến, xác định các thực thể và thuộc tính trong truy vấn đó để có cơ sở cung cấp thông tin một cách chính xác nhất.
Như trường hợp ở trên, mình hỏi bằng tiếng Anh, nhưng GA vẫn tự động chuyển hóa và trả về kết quả bằng tiếng Việt.
Quite interesting!
Thương hiệu càng trở nên uy tín hơn
Để có một cái nhìn trực quan hơn, có thể lấy công ty Apple là 1 ví dụ:

Khi thương hiệu của bạn có Knowledge Panel như thế này, chắc chắn nó sẽ tạo ra độ tin tưởng từ khách hàng cực kỳ cao.
Tuy nhiên, như mình đã đề cập ở trên, đôi khi nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến SEO. Vậy thì trong trường hợp nào?
Hmm, có lẽ cũng không hẳn là không tốt, nếu tính đường dài. Cụ thể,

Tất nhiên, nếu xét theo phương diện người làm SEO, nó sẽ làm giảm chỉ số CTR (Click-Through Rate), làm cho người dùng không hề click vào website.
Nhưng câu hỏi đặt ra là, click vào làm gì, khi nhu cầu của họ chỉ cần biết bấy nhiêu đó? Ngoài ra, cần phải làm rõ một số vấn đề:
- Google luôn luôn hướng về phía người dùng, no doubt.
- Nếu người dùng họ có nhu cầu tìm hiểu thêm, họ có thể tự click vào, hoặc tìm bằng 1 truy vấn khác.
- 1 bài viết có thể rank được nhiều từ khóa, nếu bài viết của bạn chỉ cung cấp duy nhất 1 thông tin như thế, thì đừng đòi hỏi gì thêm.
- Nếu người dùng chỉ muốn biết độ tuổi của Robert the Ironman nhưng họ bắt buộc phải click vào, sẽ có một vài hệ lụy như sau:
- Trải nghiệm không tốt từ người dùng, vốn dĩ Google chả muốn điều này.
- Nếu họ chỉ tìm đúng 1 thông tin đó rồi thoát, thì phải xét tới trường hợp bài viết đó sẽ có tỷ lệ Bounce Rate cao, Time On Site thấp, Session bằng Pageview và cả tỷ lệ drop-off cũng tiệm cận 100%.
Well, thế bây giờ các ông SEO-wise muốn sao?
Thay vì tập trung vào mấy cái đó, thì tập trung vào cách có cho mình 1 sơ đồ tri thức chả phải hay hơn sao?
Cách lấy Knowledge Graph từ Google
Hmm… Thực ra thì, không có quy trình nào cả, tất cả chỉ là “Phỏng đoán => Làm => Chỉnh sửa”. Nhưng sẽ có những checklist sau:
Link Building
“Để xây dựng Knowledge Graph, cần phải đi link Social Entity, Blog 2.0,…”
Bullshit!!
Dưới đây là cách Link Building mà Matt Diggity đã đề cập trong video này:
Social Profiles
Khi tạo 1 Business mới, bạn sẽ cần phải tạo một hệ thống Social Profiles, với chung 1 Gmail hoặc SĐT. Một số những trang MXH có thể kể đến như:
- Facebook (Tạo Fanpage)
- Youtube (nếu có)
Lưu ý, bạn chỉ nên tạo những Social Profile mà mình có thể chăm sóc. Cụ thể, thường xuyên đăng bài, tối ưu,… Bởi lẽ, khá nhiều cá nhân đã lạm dụng điều này, tạo bất chấp các Social Profiles rồi liên kết lại với nhau, thường xuyên spam link trỏ về Website, rồi nhầm tưởng đó là Social Entity.
Tạo chứng chỉ trên các Business Directory
Khi tạo Business Profile của bạn trên các Website Directory, bạn sẽ cung cấp những thông tin như SĐT, Email, Website, Facebook Fanpage, LinkedIn… Sau đó, sẽ có những đường link no-follow trỏ về Website của bạn để giúp Google dễ tìm kiếm thông tin về thực thể của riêng doanh nghiệp này.
Tất nhiên, điều này là “tự nhiên”.
Tạo Google My Business (GMB)
Để có một cái nhìn trực quan hơn, hãy nhìn vai trò khi tạo cho riêng mình 1 trang GMB:

Hoặc xuất hiện trên cả Top 3 Google Snack Pack:
Để hiểu hơn về cách tối ưu trang Google My Business, bạn có thể tham khảo bài viết của Wordstream.
Guest Posting
Theo Matt, khi đi Guest Post, chỉ cần thực hiện đơn giản thế này:
- Đi Guest Post 1-3 lần/1 tuần (tùy theo chi phí). Lưu ý, khi đi Guest Post,
- Phải đi những site cực kỳ niche mà liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang kinh doanh.
- Nếu niche đó thực sư liên quan đến chủ đề của Business của bạn, cần phải kiểm tra xem Performance của site đó như thế nào, nội dung ra sao, có thực sự unique hay không, hay chỉ spin ra thôi.
- Chia đều thời gian đi Guest Post, ví dụ, 3 ngày đi 1 bài, 1 tuần 1 bài,… tùy vào chi phí và lĩnh vực bạn đang kinh doanh.
- Đa dạng hóa Anchor Text.
- Đa dạng hóa chủ đề. Ví dụ, nếu bạn đi GP cho bài viết về từ khóa chính “Knowledge Knowledge là gì” thì bạn có thể chọn chủ đề liên quan như “Knowledge Panel là gì”, chẳng hạn vậy.
Sử dụng Schema Markup
Về Schema Markup, Google sẽ nhận những dữ liệu này để dễ dàng xác nhận được 1 thực thể và thêm nó vào “blockchain” trong Knowledge Graph. Thông thường, sẽ có 2 loại Schema phổ biến để giúp thực thi hóa việc này: Person và Organization.
Person:
Để tạo Schema, mình hay dùng tool Schema Markup Generator.
Bước 1: Chọn Schema Person

Bước 2: Điền thông tin

Bước 3: Chèn code JSON-LD vào mục Custom Schema

Organization:
Cách làm vẫn tương tự như Person Schema.
Bước 1: Điền thông tin

Bước 2: Chèn code JSON-LD vào mục Custom Schema

Tạo tài khoản Wikipedia
Điều này không được ai xác nhận cả, nhưng với kinh nghiệm của mình, Google lấy thông tin chủ yếu từ Wikipedia.
Hmm, thú thật thì cách tạo mình cũng không thực sự rành rỏi, nên bạn có thể tham khảo bài viết của Ahrefs về cách tạo trang WIkipedia cho doanh nghiệp tại đây nhé!
Yup, that’s it!!
Hy vọng bạn thích bài viết này!!
Peace!!
Nguồn tham khảo:
- Ofiwe, M. (2021, 5 31). What Is the Google Knowledge Graph (and Does It Affect SEO)? Retrieved from Semrush: https://www.semrush.com/blog/knowledge-graph/
- Pecánek, M. (2020, 12 24). Google’s Knowledge Graph Explained: How It Influences SEO. Retrieved from Semrush: https://ahrefs.com/blog/google-knowledge-graph/
- Toonen, E. (2019, 5 1). What is Google’s Knowledge Graph? Retrieved from Yoast SEO: https://yoast.com/google-knowledge-graph/